Phúc thẩm Indonesia – Tôn lạnh Việt Nam

...biện pháp tự vệ là biện pháp mang tính phòng vệ đặc biệt được áp dụng dưới dạng hạn chế nhập khẩu trong những tình huống khẩn cấp, nghĩa là trong những tình huống thiếu vắng khiếu nại về tình trạng cạnh tranh không lành mạnh nhằm mục đích bảo vệ cho nền sản xuất trong nước.

Cơ quan Phúc thẩm, về biện pháp tự vệ.[38]

Ngày 27 tháng 11 năm 2017, Cơ quan Phúc thẩm thông báo về việc hoãn thời gian ban hành phán quyết DS490 và DS496 bởi số lượng các vụ việc được tăng cường đáng kể mà cơ quan này phải đối mặt trong năm 2017, sự tồn tại của một số kháng cáo tiến hành song song và vấn đề về thiếu nguồn nhân lực trong Cơ quan Phúc thẩm.[39] Cơ quan Phúc thẩm phân công các thành viên xử lý kháng cáo với chủ tịch Triệu Hồng, hai thành viên là Shree Baboo Chekitan ServansingPeter Van Den Bossche. Đến ngày 15 tháng 8 năm 2018, báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm đã được gửi đến các thành viên.[40]

AB tiến hành diễn giải Điều XIX.1.a, GATT 1994 để làm rõ nghĩa của những yếu tố cấu thành (constituent elements) biện pháp tự vệ,[41] khẳng định rằng điều khoản này điều chỉnh các biện pháp ngừng toàn bộ hoặc một phần, một cam kết trong GATT, hoặc việc rút bỏ, điều chỉnh nhượng bộ trong GATT,[42] và việc xác định thế nào là biện pháp tự vệ phải cân nhắc theo từng vụ việc. Theo Cơ quan Phúc thẩm, nhận định của ban hội thẩm về (i) tiêu chí "trong chừng mực", ''theo thời gian" của biện pháp đặc biệt mà Indonesia tiến hành đều chỉ được sử dụng để xác định xem biện pháp đó có được áp dụng một cách tương thích với Điều XIX.1.a, GATT 1994 hay không,[43] mà không phải để xác định yếu tố cấu thành biện pháp tự vệ;[44] và (ii) việc ban hội thẩm cho rằng cần phải xem xét liệu biện pháp đặc biệt có được thông qua trong bối cảnh mà "tất cả các điều kiện để áp dụng biện pháp tự vệ được đáp ứng hay không" là không chính xác.[45] Tuy phủ nhận lập luận định nghĩa biện pháp tự vệ của ban hội thẩm, AB vẫn nhất trí với khẳng định biện pháp đặc biệt của Indonesia không phải là biện pháp tự vệ vì không đáp ứng lẫn không chứng minh được yếu tố cấu thành.[46] Cụ thể là, việc áp thuế đặc biệt cho nhập khẩu tôn lạnh không đáp ứng yếu tố "ngừng, rút bỏ, điều chỉnh nghĩa vụ" vì mặt hàng này không thuộc biểu cam kết; việc loại trừ 120 nước khỏi danh sách áp thuế đặc biệt không đáp ứng yếu tố "khắc phục thiệt hại ngành nội địa".[47] Từ đây, Cơ quan Phúc thẩm bác toàn bộ kháng cáo của Việt Nam, Đài Loan, và Indonesia, giữ nội chung chính về khuyến nghị chung của ban hội thẩm.[48]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Indonesia – Tôn lạnh Việt Nam //www.worldcat.org/issn/0866-7446 //www.worldcat.org/issn/2354-0958 https://www.thejakartapost.com/news/2014/08/05/saf... https://web.archive.org/web/20171209120930/https:/... https://web.archive.org/web/20210707082129/https:/... https://web.archive.org/web/20220121034645/https:/... https://web.archive.org/web/20220121043153/https:/... https://web.archive.org/web/20220401070400/https:/... https://web.archive.org/web/20220515120309/https:/... https://web.archive.org/web/20220529161942/https:/...